Giới thiệu khoa Luật
Giới thiệu khoa Luật
Địa chỉ: Tầng 5, phòng 500 nhà F
Trưởng khoa: TS. Nguyễn Thị Tình
Phó trưởng khoa: TS. Đỗ Phương Thảo
Email khoa: khoaluat@tmu.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100087940140688&mibextid=LQQJ4d
Website: https://khoaluat.tmu.edu.vn/
- Khoa Luật được Nhà trường phân công quản lý và tổ chức thực hiện 2 chương trình đào tạo ở trình độ đại học là: Chuyên ngành Luật kinh tế và chuyên ngành Luật Thương mại Quốc tế. Cả hai chuyên ngành đều thuộc ngành Luật Kinh tế, đã hoàn thành công tác kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và được cấp giấy chứng nhận Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Về cơ cấu tổ chức: Ngoài bộ phận Văn phòng khoa, Khoa Luật có 02 bộ môn chuyên môn trực thuộc: Bộ môn Luật Kinh tế và Bộ môn Luật Thương mại quốc tế. Khoa hiện có tổng số 22 giảng viên và 01 chuyên viên hành chính. Trong đó có 01 PGS.TS, 09 Tiến sỹ, 13 Thạc sỹ. Giảng viên trong Khoa đều được đào tạo tại các Trường Đại học danh tiếng trong và ngoài nước như Đại học Pantheon Assas (Paris 2), Cộng hòa Pháp; Đại học Lancaster, Vương quốc Anh; Đại học Tổng hợp Lund, Thụy Điển; Trường Đại học Luật Hà Nội; Trường Đại học Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Thương mại... Đa số giảng viên trong Khoa đều có chức danh nghề nghiệp là giảng viên cao cấp, giảng viên chính.
- Về lịch sử hình thành và phát triển: Khoa Luật được tách ra từ Khoa Kinh tế - Luật - một đơn vị có quá trình hình thành và phát triển hơn 60 năm, quản lý hai ngành đào tạo: Kinh tế và Luật Kinh tế. Trong quá trình phát triển, ngành Luật Kinh tế đã trải qua nhiều bước ngoặt quan trọng để khẳng định và đáp ứng với quá trình đổi mới và phát triển của Nhà trường, với nhu cầu đào tạo của xã hội. Cụ thể:
Năm 2009, Khoa Luật thương mại được thành lập theo Quyết định 511/QĐ-ĐHTM ngày 30/06/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại và chính thức đào tạo chuyên ngành Luật thương mại từ khóa 45. Từ năm 2016 (từ khoá 52) chuyên ngành này được đổi thành chuyên ngành Luật kinh tế.
Năm 2013, do yêu cầu về mặt tổ chức và hoàn thiện mô hình quản lý các chuyên ngành đào tạo trong Nhà trường, ngày 18/06/2013 Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại đã ra Quyết định số 338/QĐ-ĐHTM sáp nhập 2 Khoa là Khoa Kinh tế và Khoa Luật thương mại thành Khoa Kinh tế - Luật.
Năm 2022, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, Hội đồng trường Trường Đại học Thương mại đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ - HĐT ngày 31 tháng 10 năm 2022 về việc tách khoa Kinh tế - Luật thành Khoa Luật và Khoa Kinh tế, KHOA LUẬT đã trở thành một khoa chuyên ngành độc lập - kế thừa và phát triển tất cả những thành tựu to lớn trước đó.
- Về thành tích thi đua khen thưởng:
Liên tục các năm học, tập thể khoa Luật (trước đây là khoa Kinh tế - Luật, khoa Luật Thương mại) luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được Nhà trường giao, hàng năm đều đạt đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; năm học 2016 – 2017 Khoa Kinh tế - Luật vinh dự được nhận “Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Hàng năm, nhiều cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”, được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Thủ tưởng Chính phủ…
- Về lịch sử và mục tiêu đào tạo các chuyên ngành của Khoa Luật:
Chuyên ngành Luật kinh tế (thuộc ngành Luật kinh tế):
+ Về lịch sử đào tạo: Chuyên ngành Luật Kinh tế (tiền thân là chuyên ngành Luật thương mại được chính thức đào tạo ở trình độ đại học tại Trường Đại học Thương mại từ năm 2009 (từ khóa 45) đến năm 2015 (đến khoá 51)). Từ năm 2016 (từ Khoá 52) đến nay, chuyên ngành Luật thương mại được đổi thành chuyên ngành Luật kinh tế.
+ Về mục tiêu đào tạo:
(1) Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân luật kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế và pháp luật; có năng lực chuyên môn sâu về pháp luật trong kinh tế; có khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn kinh doanh và quản lý nhà nước về kinh tế ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế quốc dân;
(2) Mục tiêu cụ thể:
Về kiến thức: Có những kiến thức giáo dục đại cương cần thiết thuộc khối ngành Luật kinh tế, có kiến thức nền về kinh tế và pháp luật hiện đại; có kiến thức chuyên sâu về pháp luật trong kinh tế và kinh doanh; có khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn kinh doanh ở trong nước và với nước ngoài, trong quản lý nhà nước về kinh tế ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Có kiến thức căn bản để phát triển sang các ngành đào tạo khác hoặc học lên các trình độ cao hơn của Trường Đại học Thương mại và các trường đại học khác thuộc khối ngành Luật, Kinh tế và Quản trị kinh doanh trong và ngoài nước.
Về kỹ năng: Có kỹ năng i) phân tích, phát hiện, tư vấn và giải quyết những vấn đề pháp lý trong lĩnh vực kinh tế phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; ii) hoạch định và đảm bảo tính hợp pháp của các quyết định trong quản trị chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh; iii) lập, kiểm soát thể thức, nội dung pháp lý và giao kết các hợp đồng trong kinh doanh của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác; iv) tham gia hoạch định, triển khai thực thi, giám sát, đánh giá các qui định pháp luật trong quản lý nhà nước các cấp về kinh tế; v) có khả năng giải quyết khiếu nại, tham gia tranh tụng liên quan đến các vấn đề pháp lý về quản lý nhà nước về kinh tế các cấp và kinh doanh của doanh nghiệp; và v) có kỹ năng cần thiết về ngoại ngữ và tin học phục vụ công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực công tác.
Về mức độ tự chủ chịu và trách nhiệm: Có năng lực giao tiếp và truyền thông các vấn đề pháp lý về kinh tế; diễn đạt các vấn đề pháp lý kinh tế bằng văn bản và thuyết trình; có khả năng làm việc nhóm trong nghiên cứu và xử lý các vấn đềpháp lý về kinh tế.
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh tế có thể làm việc tại:
(i) Tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế: Bộ phận pháp chế; bộ phận phụ trách công tác liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, xử lý tình huống pháp lý giải quyết tranh chấp hợp đồng…
(ii) Tại cơ quan quản lý nhà nước: Bộ phận phụ trách công tác pháp chế hoặc bộ phận phụ trách công tác nghiên cứu, tổ chức, triển khai thực hiện pháp luật tại các cơ quan thuộc hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp từ trung ương đến địa phương;
(iii) Tự thành lập hoặc tham gia các doanh nghiệp, tổ chức tư vấn và dịch vụ pháp lý về kinh tế và thương mại;
(iv) Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật, đặc biệt là về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng.
Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế (thuộc ngành Luật kinh tế):
+ Về lịch sử đào tạo: là chuyên ngành đào tạo mới của Khoa, được Nhà trường chính thức tuyển sinh từ năm 2022.
Về mục tiêu đào tạo:
(1) Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân luật kinh tế, chuyên ngành luật thương mại quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế và pháp luật nói chung; có năng lực chuyên môn sâu về pháp luật trong quản lý và kinh doanh thương mại quốc tế; có khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp và trong quản lý nhà nước về thương mại quốc tế;
(2) Mục tiêu cụ thể:
Về kiến thức: Đào tạo đội ngũ cử nhân luật kinh tế có kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế và pháp luật nói chung, đặc biệt là có những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu về pháp luật thương mại quốc tế; Đào tạo đội ngũ chuyên gia có khả năng hoạch định, giải quyết, tham mưu, tư vấn các vấn đề về pháp luật thương mại quốc tế tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, tổ chức quốc tế; Đội ngũ pháp chế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…; Đội ngũ nhà nghiên cứu, giảng viên cho các cơ sở đào tạo về pháp luật;
Về kỹ năng: Đào tạo đội ngũ cử nhân có năng lực làm việc độc lập, tự chủ và làm việc theo nhóm hiệu quả; có khả năng học tập suốt đời, học tiếp các chứng chỉ nghề nghiệp, theo học các chương trình đào tạo sau đại học về luật, kinh tế và quản trị kinh
Về mức độ tự chủ chịu và trách nhiệm: Đào tạo cử nhân luật kinh tế có sức khỏe tốt, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức phục vụ cộng đồng;
Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các địa chỉ như:
(i) Các cơ quan Nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp từ trung ương đến địa phương, tại: Bộ phận nghiên cứu, soạn thảo chính sách, dịch vụ công, tổ chức thực thi pháp luật về kinh tế và thương mại quốc tế.
(ii) Các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, tại: Bộ phận pháp lý phụ trách những công việc liên quan đến đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, đề xuất giải pháp xử lý tình huống pháp lý trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, kinh doanh quốc tế. Chuyên viên pháp lý tại các tổ chức quốc tế như WTO, WB, IMF…;
(iii) Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật, đặc biệt là về pháp luật kinh tế và thương mại quốc tế tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng.
(iv) Tự thành lập hoặc tham gia các doanh nghiệp, tổ chức tư vấn và dịch vụ pháp lý về kinh tế và thương mại.